LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (PHẦN III)

  • Giá bìa: 15,000 đ
  • Giá bán: 10,000 đ
  • Tiết kiệm: 5,000 đ33%
Mua ngay THÊM VÀO GIỎ

Tư vấn mua hàng

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IX: Thời Đại Voltaire (Bộ 4 tập)

Phần IX của Bộ sách: Thời đại Voltaire được chia thành 4 Tập sách:

1. Văn Minh Nước Pháp
2. Văn Minh Anh Quốc
3. Trung Âu và Tiến Bộ của Kiến Thức
4. Cuộc Công Kích Thiên Chúa Giáo

Phần IX của bộ sách Lịch sử văn minh thế giới – Thời đại Voltaire, cho ta cái nhìn sâu sắc về những diễn biến kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt là xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp và Anh trong nửa đầu thế kỷ XVIII.

Trong tác phẩm tuyệt vời này, người nghe sẽ bắt gặp những ý tưởng từ nước Anh đã truyền cảm hứng cho sự Khai sáng ở Pháp như thế nào; những đàm luận tại các khách thính ở Paris - nơi các bộ óc sắc bén và các nhà tư tưởng của toàn châu Âu gặp gỡ để trao đổi ý tưởng; các triết gia - trí thức và nghệ sĩ vốn trao đổi ý kiến của các vị vua và hoàng hậu; nhân vật Voltaire, sự có mặt như nhân chứng, người trong cuộc, hiện thân của Khai sáng; Phu nhân Pompadour, người đã quyến rũ Louis XV và thông qua ông ta đã ảnh hưởng đến chính sách của Pháp; Thời đại Augustan trong văn học Anh; gánh nặng của giới quý tộc, quyền lực của giới thương mại ngày càng tăng.

Khoa học lúc này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, những giá trị tôn giáo bị thách thức nghiêm trọng, thời khắc đấy Voltaire đã chứng kiến, và Durant đã đưa nhân vật này làm lăng kính trung tâm soi rọi mọi ngóc ngách của thời đại Voltaire – một giai đoạn xung đột mạnh mẽ cùng thời điểm của khoa học, tôn giáo, gánh nặng ký sinh của giới quý tộc, và quyền lực ngày càng tăng của tầng lớp thương mại.

Từ đoạn trích dưới đây, với Voltaire là nhân vật chính, sẽ cho chúng ta thấy xung đột giữa khoa học và tôn giáo đè nặng, mọi phía bị dồn nén, đàn áp đến chân tường, và ném vào nhau triết lý trong khoảng tranh tối – tranh sáng khi bước vào giai đoạn bùng nổ tri thức, hoài nghi tôn giáo:

“La Barre là cháu của một vị tướng đã sa sút. Anh thú nhận mình là kẻ dị giáo. Một nhân chứng báo cáo rằng La Barre, khi được hỏi tại sao anh ta đã không giở mũ trước đám rước Mình thánh Chúa, đã trả lời rằng anh ta “coi Bánh thánh như một miếng sáp,” và không thể hiểu tại sao người ta lại thờ phượng một vị thần bằng bột. … Người ta khám xét thư viện của anh; tìm thấy trong đó cuốn Dictionnaire philosophique của Voltaire, De l’Esprit của Helvétius, và các tập sách châm biếm tôn giáo khác. …, tòa án Abbeville tuyên án. La Barre, và d’Étallonde nếu bị bắt giữ, sẽ bị tra tấn để khai báo tên họ của đồng bọn; họ phải công khai sám hối trước nhà thờ chính của thành phố; lưỡi của họ bị cắt cụt, sau đó họ bị chặt đầu, và xác họ bị đốt thành tro. Cuốn Dictionnaire philosophique của Voltaire sẽ bị ném vào ngọn lửa thiêu xác đó. … bản án được thi hành, … Đao phủ chặt đầu anh bằng một nhát đao chính xác, trong tiếng hoan hô của đám đông…. Voltaire bị choáng trước mức độ nghiêm trọng của hình phạt… Bây giờ ông đề xuất với Alembert và Diderot rằng ông và họ cùng các philosophe khác rời bỏ nước Pháp u tối và đến sống tại Kleve [Đức] dưới sự bảo vệ của Friedrich Đại đế. Cả họ lẫn Friedrich đều không hào hứng với kế hoạch này. Friedrich đồng ý rằng hình phạt cho La Barre là cực đoan; về phần mình, ông ta thà kêu án buộc chàng trai ấy phải đọc toàn bộ pho Summa theologica [Tổng luận thần học] của Tommaso d’Aquino; việc này, ông ta nghĩ, sẽ là một số phận tồi tệ hơn cái chết. Friedrich sau đó đưa cho Voltaire một lời khuyên nhỏ:

“Cảnh tượng xảy ra ở Abbeville thật bi thảm, nhưng những người bị trừng phạt không có lỗi nào đó sao? Chúng ta có nên trực tiếp công kích những định kiến mà thời gian đã thánh hóa trong tâm trí của các quốc gia không? Và nếu chúng ta muốn tận hưởng tự do tư tưởng, chúng ta phải xúc phạm niềm tin lâu đời sao? Một người không muốn gây rối loạn thì hiếm khi bị ngược đãi. Hãy nhớ câu nói của Fontenelle: “Nếu tay tôi đầy sự thật, tôi nên nghĩ nhiều hơn một lần trước khi mở nó ra.”

Trích từ trang 217-220 (Vol IX – Tập 4 – Cuộc công kích Thiên Chúa giáo)

ĐẶT HÀNG NHANH